Điểm Mặt Các Bệnh Lý Tiềm Ẩn Khi Đi Tiểu Đau Bụng Dưới
23-07-23
Đau bụng dưới sau khi đi tiểu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu của nam giới. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này không phải ai cũng biết. Cùng bác sĩ chuyên khoa điểm mặt các bệnh lý tiền ẩn khi đi tiểu bị đau bụng dưới ngay sau đây để có biện pháp ngăn chặn bệnh kịp thời.
Đi Tiểu Đau Bụng Dưới Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì
Đi tiểu đau bụng dưới là khi bạn cảm thấy rát, đau buốt như kim châm, khó chịu vùng bụng dưới sau khi tiểu tiện. Bạn có thể cảm nhận được sự khó chịu khi nước tiểu được bài tiết ra khỏi cơ thể hoặc có thể cảm nhận từ bên trong cơ thể.
Triệu chứng tiểu buốt đau bụng dưới thường có sự liên quan mật thiết đến các bệnh về đường tiết niệu hay một số bệnh viêm nhiễm khác. Cụ thể:
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang là bệnh lý gây ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài thông qua đường niệu đạo. Trong đó, vi khuẩn E.coli là “thủ phạm chính”. Khi xuất hiện triệu chứng nhiều kèm đau bụng dưới thì bạn hoàn toàn có khả năng đã mắc phải bệnh lý này.
Bên cạnh đó, có triệu chứng kèm theo mà người bệnh có thể gặp phải như:
Tiểu ra máu.
Nước tiểu đục, có mùi hôi rất lạ.
Sốt nhẹ.
Đau buốt lưng không rõ nguyên nhân.
Luôn có cảm giác tiểu gấp, nóng rát khi đi tiểu.
Hẹp niệu đạo
Hẹp niệu đạo có thể xảy ra ở 2 giới, trong đó, khả năng mắc bệnh và chịu các tổn thương là cao hơn với nam giới. Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lý này chính là tình trạng tiểu nhiều kèm đau buốt bụng dưới. Khi không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản.
Các triệu chứng nhận biết hẹp niệu đạo khác mà bạn có thể theo dõi như:
Tiểu khó, tiểu đau, tiểu không tự chủ.
Nước tiểu có máu.
Có hiện tượng đau ở vùng chậu.
Với nam giới có thể bị xuất tinh ít, giảm ham muốn.
Bàng quang luôn có cảm giác đau, căng tức.
Viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo là bệnh lý thường gây ra bởi sự nhiễm trùng thông qua đường sinh dục. Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là e.coli, Chlamydia trachomatis, Gonococcus,…
Triệu chứng đặc trưng của viêm niệu đạo chính là tình trạng tiểu bí, đau tức với các cơn đau tại bàng quang hoặc phần bụng dưới. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ phải đối mặt với các triệu chứng kèm theo như:
Tiểu nhiều lần, tiểu gấp.
Xuất hiện máu ở trong nước tiểu.
Có dịch trắng bất thường chảy ra từ âm đạo hoặc dương vật.
Các cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở ống dẫn tiểu.
Viêm tuyến tiền liệt
Nếu tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu bí cùng các cơ đau bụng dưới xuất hiện liên tục, đây hoàn toàn có thể là triệu chứng viêm tuyến tiền liệt. Ngoài ra, các triệu chứng bệnh lý cũng có thể kèm theo như:
Nam giới bị rối loạn các chức năng tình dục.
Cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh bất thường.
Tiểu buốt, nước tiểu có kèm máu.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể là nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng tiểu nhiều kèm đau buốt bụng dưới với người bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải người bệnh nào cũng xuất hiện các triệu chứng rõ ràng, nên rất khó để nhận biết.
Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh mà bạn nên biết là:
Có cảm giác kích thích đi tiểu nhiều lần nhưng tiểu rất ít.
Nước tiểu có mùi nặng hơn bình thường.
Có cảm giác đau ở vùng xương chậu.
Có máu trong nước tiểu hoặc nước tiểu có màu hồng nhạt.
Sỏi niệu đạo
Người bị sỏi niệu đạo có thể gặp phải các triệu chứng bệnh lý như tiểu nhiều, tiểu bí, khó tiểu. Đôi khi có thể gây ra viêm nhiễm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự bít tắc của các viên sỏi trong đường nước tiểu.
Trong nhiều người hợp, người bệnh sẽ phải đối mặt với các cơn đau quặn ở vị trí mạn sườn, đau bụng dưới, lưng hay các cơn đau lan tỏa tại tầng sinh môn. Nguyên nhân là do nước tiểu không được không được giải phóng, gây quặn thặn.
Bệnh lý trực tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh với các biến chứng như suy thận, nhiễm trùng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy giảm chức năng thận. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng tiểu nhiều kèm đau bụng dưới, đừng nên chủ quan và hãy gặp ngay bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Đi Tiểu Đau Bụng Dưới Có Nguy Hiểm Hay Không?
Dù là nguyên nhân gì gây ra thì tình trạng đau bụng dưới khi đi tiểu đều nguy hiểm. Nếu tình trạng này không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản. Cụ thể:
Người bệnh có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu dẫn đến rối loạn chức năng tiểu tiện
Có thể gặp tình trạng viêm thận, viêm bể thận cấp tính hoặc mãn tính, suy thận
Triệu chứng đau bụng dưới ảnh hưởng đến đời sống quan hệ vợ chồng
Nguy cơ bị áp xe hóa, nhiễm trùng máu phải lọc máu, nguy hiểm tính mạng
Biến chứng viêm tuyến tiền liệt, viêm/suy thận khiến nam giới suy giảm ham muốn tình dục, chất lượng tinh trùng khém nguy cơ bị vô sinh – hiếm muộn cao.
Chất lượng cuộc sống hàng ngày bị ảnh hưởng vì triệu chứng này khiến người bệnh đau nhức vùng bụng dưới, khó chịu…
Làm Gì Khi Bị Đau Bụng Dưới Khi Đi Tiểu
Đi tiểu đau bụng dưới nếu như không điều trị triệt để có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy nam giới tuyệt đối không được chủ quan, cần sớm đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa.
Qua thăm khám, các bác sĩ sẽ đánh giá nguyên nhân, mức độ cụ thể và đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp, hiệu quả nhất như:
Dùng thuốc: Các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, lợi tiểu có công dụng chủ yếu là tiêu viêm, ổn định hoạt động của hệ bài tiết, đào thải vi khuẩn,… ra khỏi đường tiểu, giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng đi tiểu đau bụng dưới hiệu quả.
Phương pháp ngoại khoa: Sử dụng các thiết bị hỗ trợ khác như sử dụng công nghệ ánh sáng sinh học, quang học CRS, DHA cải tiến… để tiêu diệt tận gốc các tổ chức vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân dẫn tới đi tiểu đau bụng dưới.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây để sớm đẩy lùi tình trạng đi tiểu đau bụng dưới:
Luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh bộ sinh bộ phận sinh dục đúng cách.
Tránh sử dụng các sản phẩm thuốc xịt, xà phòng có nồng độ không thích hợp để vệ sinh “vùng kín”.
Tuyệt đối không nhịn tiểu bởi nếu nín tiểu sẽ khiến nước tiểu bị ứ đọng, vi khuẩn sẽ phát triển trong môi trường thuận lợi gây ra bệnh.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, không nên ăn những thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ.
Không nên sinh hoạt tình dục. Quan hệ tình dục lúc này có thể khiến bệnh nặng hơn và lây lan viêm nhiễm cho bạn tình của mình.
Giữ tâm lý vui vẻ, lạc quan, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế lo lắng quá mức.
Nên uống nhiều nước mỗi ngày, theo khuyến cáo nên uống đủ 2 lít nước.
Ăn nhiều hoa quả chứa vitaminC như cam, bưởi, quýt để hỗ trợ hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ bị vi khuẩn lạ tấn công gây bệnh.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng đi tiểu đau bụng dưới. Nếu còn gì băn khoăn chưa rõ hay muốn tìm hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị, các bạn có thể liên hệ tới đường dây nóng 0274 3685 999 để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn trực tiếp.