banner 1

Những Điều Bạn Cần Biết Về Các Cấp Độ Của Bệnh Trĩ Hỗn Hợp

19-07-23

Trĩ hỗn hợp được đánh giá là có mức độ nguy hiểm cao nhất so với hai loại bệnh trĩ còn lại là trĩ nội và trĩ ngoại. Vậy trĩ hỗn hợp là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào và đâu là phương pháp điều trị tốt nhất? Dưới đây là tất cả những điều bạn cần biết về các cấp độ của bệnh trĩ hỗn hợp và những thông tin liên quan.

Bệnh Trĩ Hỗn Hợp Là Gì?

Trĩ hỗn hợp là một biến thể phức tạp của bệnh trĩ, bao gồm các búi trĩ nội và các búi trĩ ngoại nằm xen kẽ với nhau. Tình trạng này được giải thích là do người bệnh vừa bị trĩ nội, vừa bị trĩ ngoại, đến giai đoạn búi trĩ nội sa xuống (thường là sa trĩ nội độ 3), kết dính với khối trĩ ngoại bên ngoài, tạo thành 1 khối kéo dài từ ống hậu môn ra bên ngoài hậu môn, gọi là khối trĩ hỗn hợp.

 Nguyên nhân bệnh trĩ hỗn hợp: Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp là táo bón lâu ngày, mang thai, sinh con, thừa cân, ngồi lâu, ăn uống không điều độ, yếu tố di truyền,...

 Đặc điểm búi trĩ hỗn hợp: Phần trên búi trĩ đỏ tươi, ẩm ướt; phần dưới đỏ thẫm và khô; giữa búi trĩ có rãnh tương ứng với đường lược. Nhiều búi trĩ liên kết thành trĩ dạng vòng.

 Biến chứng của trĩ hỗn hợp: Trĩ hỗn hợp hội tụ các nguy cơ của trĩ nội và trĩ ngoại như trĩ hỗn hợp tắc mạch, nghẹt búi trĩ, bội nhiễm búi trĩ, viêm nhiễm trong khe và nhú hậu môn,…

Dấu Hiệu Nhận Biết Trĩ Hỗn Hợp

Vì trĩ hỗn hợp bao gồm cả búi trĩ nội và trĩ ngoại nằm xen kẽ với nhau, nên thường bệnh nhân sẽ vừa có các triệu chứng của cả trĩ nội và trĩ ngoại. Một số triệu chứng điển hình có thể kể đến như:

Đi ngoài ra máu: Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ chỉ nhận biết được khi đi đại tiện thấy có máu dính ở trên giấy. Khi đến giai đoạn nặng hơn, máu có thể chảy thành giọt hoặc thành tia.

Dịch nhầy chảy ra từ hậu môn: Triệu chứng này thường xuất hiện khi trĩ hỗn hợp ở giai đoạn nặng, vùng hậu môn luôn cảm thấy ướt át, khó chịu, đôi khi còn kèm theo mùi hôi.

Ngứa hậu môn: Dịch nhầy cùng sự hình thành của búi trĩ gây cộm hậu môn, khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy, vướng víu, khó chịu.

Búi trĩ bị sa ra ngoài khi đi vệ sinh: Búi trĩ có thể tự động thụt lên, có thể phải dùng tay đẩy lên, cũng có thể không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn.

Đau rát hậu môn: Do người bệnh mắc trĩ hỗn hợp thường xuyên bị táo bón dẫn đến phần hậu môn có thể bị trầy xước gây đau rát, khó chịu và có cảm giác hơi nóng bỏng vùng hậu môn.

Các Cấp Độ Của Trĩ Hỗn Hợp Và Triệu Chứng

Trĩ hỗn hợp có thể được xem là cấp độ cao nhất của bệnh trĩ. Để dễ dàng hình dung về quá trình hình thành và diễn tiến của trĩ hỗn hợp, chúng ta có để căn cứ vào các cấp độ sau:

 Biểu hiện trĩ hỗn hợp độ 1:

Đây là giai đoạn hình thành búi trĩ hỗn hợp, bao gồm búi trĩ nội bên trong làm máu ở hậu môn chảy lẫn với phân khi đi đại tiện, người bệnh có thể thấy được máu trên giấy sau khi đi đại tiện. Cùng lúc đó, búi trĩ ngoại cũng phát triển bên ngoài làm bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy, cộm và không thoải mái ở vùng hậu môn

 Dấu hiệu trĩ hỗn hợp độ 2:

Búi trĩ nội phát triển nên có xu hướng sa xuống hậu môn khi đại tiện. Búi trĩ ngoại ở cửa hậu môn cũng đã tạo thành một đám rối tĩnh mạch được bao phủ bởi lớp giả mạc.

Tình trạng đau nhức hậu môn rõ ràng. Bệnh nhân tiếp tục bị đại tiện ra máu với lượng máu nhiều hơn trước. Hậu môn thường xuyên ẩm ướt, ngứa và hôi.

 Triệu chứng trĩ hỗn hợp độ 3:

Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ tình trạng nhẹ đến tình trạng nặng, búi trĩ bên trong hậu môn phát triển, gặp búi trĩ bên ngoài hậu môn thì kết hợp thành dải trĩ dài sa ra ngoài hậu môn. Ở hậu môn có cảm giác rất đau do búi trĩ phát triển to và chịu sự co thắt của các cơ vòng hậu môn.

Lượng máu chảy ra khi đi đại tiện có thể chảy thành giọt. Da xung quanh hậu môn có hiện tượng nổi mẩn, đỏ tấy và rất ngứa rát, hậu môn chảy nước có mùi hôi.

 Nhận biết trĩ hỗn hợp độ 4:

Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất trong 4 giai đoạn. Các triệu chứng bệnh nặng nề và bắt đầu biến chứng nguy hiểm. Nhiều búi trĩ lớn kéo dài từ trong hậu môn ra ngoài. Ở hậu môn thấy búi trĩ xếp thành từng múi, trĩ dạng vòng, xuất hiện tình trạng xuất huyết ồ ạt mỗi khi đi đại tiện.

Phương Pháp Điều Trị Trĩ Hỗn Hợp Và Biện Pháp Ngăn Ngừa Bệnh

Trĩ hỗn hợp có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà vì trĩ hỗn hợp có tính chất phức tạp, cần được điều trị dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Tùy theo mức độ của bệnh mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả điều trị dứt điểm trĩ hỗn hợp. Cụ thể:

Phương pháp “truyền thống”: Thủ thuật thắt trĩ bằng vòng cao su, chích xơ búi trĩ, quang đông hồng ngoại, cắt trĩ bằng dao điện, ti laser dành cho búi trĩ nhỏ và ít múi.

Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu PPH: Tiến hành thắt vòng niêm mạc trĩ với máy khâu cắt hiện đại có tác dụng loại bỏ búi trĩ nội, bảo tồn cơ thắt và tạo hình hậu môn.

Công nghệ sóng cao tần nhiệt nội sinh HCPT: Phẫu thuật trĩ hỗn hợp bằng sóng cao tần có khả năng làm đông cả búi trĩ nội và búi trĩ ngoại. Sau đó cắt trĩ bằng dao điện nhanh gọn.

Ngoài ra, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, ngăn ngừa diễn biến bệnh trở nặng và nâng cao hiệu quả điều trị trĩ hỗn hợp, mọi người cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

 Vệ sinh hậu môn đúng cách: Hàng ngày nên ngâm rửa hậu môn bằng nước muối ấm và thấm khô bằng khăn sạch. Chọn mặc quần vừa vặn với chất liệu mềm mịn và khô thoáng.

 Trợ giúp chức năng đại tiện: Nên đi đại tiện vào thời điểm cố định hàng ngày. Xoa bụng giúp đại tiện dễ dàng, hạn chế ngồi lâu, không rặn mạnh khi đại tiện.

 Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chọn ăn thực phẩm nhuận tràng, giàu chất xơ, magie, chất sắt và uống đủ nước. Kiêng ăn đồ cay nóng, kiêng rượu bia và không hút thuốc lá.

 Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Có chế độ nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc khi chữa bệnh trĩ. Tránh ngồi lâu, đứng nhiều, mang vác nặng. Siêng vận động và tập thể dục thể thao vừa sức.

Mong rằng những thông tin chia sẻ về “Những điều cần biết về các cấp độ của trĩ hỗn hợp” trên đây sẽ trợ giúp các bạn nhận biết và điều trị trĩ hỗn hợp kịp thời. Nếu còn điều gì băn khoăn, mời bạn liên hệ tới Hotline 0274 3685 999 để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cụ thể hơn.