Trễ Kinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn Đoán Và Phương Pháp Điều Trị
19-07-23
Kinh nguyệt được xem là tấm gương phản chiếu sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Vì vậy, tình trạng trễ kinh trong thời gian dài khiến nhiều chị em phụ nữ hoang mang, lo lắng về sức khỏe bản thân. Vì vậy, bài viết dưới đây giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về trễ kinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu chẩn đoán và có phương pháp điều trị hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!
Để biết thêm thông tin tư vấn sức khỏe, bạn đọc hãy Click [TẠI ĐÂY]
TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ TRỄ KINH : NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU
Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tháng này kéo dài đến ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tiếp theo, và được lặp lại theo chu kỳ hàng tháng. Độ dài trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày, tuy nhiên một chu kỳ kéo dài từ 21 đến 35 ngày vẫn được xem là bình thường. Số ngày hành kinh ở mỗi chu kỳ khoảng 2-7 ngày. Lượng máu kinh mất đi khoảng 50-150ml. Máu kinh có màu đỏ thẫm, hơi dính và có nhỏ có cục nhỏ.
++ Trễ kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới, chỉ tình trạng đã đến kỳ hành kinh nhưng mãi chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt. Thông thường, nếu quá 35 ngày kể từ kỳ kinh nguyệt gần nhất mà chị em vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại được coi là trễ kinh. Những trường hợp không thấy kinh nguyệt xuất hiện trong 3 kỳ kinh liên tiếp mà không mang thai được gọi là vô kinh.
++ Dấu hiệu chính của trễ kinh là không thấy kinh nguyệt xuất hiện đúng chu kỳ như bình thường. Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây trễ kinh mà chị em có thể gặp những triệu chứng khác nhau, có thể là: Đau đầu; Đau vùng xương chậu; Mụn trứng cá; Rụng tóc; Rậm lông, nhất là ở mặt.
Tìm hiểu thông tin về trễ kinh: nguyên nhân và triệu chứng bệnh lý
Theo nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trễ kinh phải kể đến như:
Do mang thai: Khi trễ kinh từ 7- 10 ngày kèm những triệu chứng khác như tiểu nhiều, buồn nôn, đau ngực, … thì khả năng cao là bạn đã có thai. Để biết có đang mang thai hay không có thể dùng que thử thai hoặc kiểm tra tại cơ sở y tế.
Do mất cân bằng hormone xảy ra ở những bạn nữ mới dậy thì, những người sắp bước sang giai đoạn mãn kinh, hoặc sự căng thẳng tâm lý, stress cũng có thể gây mất cân bằng hormone ảnh hưởng đến chu kỳ kinh.
Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc tránh thai, thuốc trầm cảm, thuốc kháng sinh… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng thay đổi chu kỳ kinh, trễ kinh.
Tập luyện hoặc lao động quá mức: Lao động nặng nhọc cùng với những hình thức tập luyện quá sức khiến cơ thể mệt mỏi, mất năng lượng, ảnh hưởng trực tiếp chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Sau nạo hút thai không an toàn: Nạo hút thai không an toàn gây ra những vấn đề thất thường trong kỳ kinh, có thể do cổ tử cung bị dính trong quá trình tiểu phẫu, gây nên hiện tượng bị ứ huyết gây trễ kinh nguyệt.
Một số bệnh lý về phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u nang buồng trứng, u xơ buồng trứng… cũng gây nên triệu chứng trễ kinh.
Chế độ ăn uống thiếu vitamin, thiếu đạm…
KHUYẾN CÁO: Trễ kinh là vấn đề không thể coi thường vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của bạn. Ngay khi thấy có dấu hiệu trễ kinh nguyệt cần theo dõi, nếu tình trạng kéo dài, cần đi thăm khám, tìm đúng nguyên nhân và chữa trị đúng cách bởi bác sĩ chuyên khoa.
CẦN LÀM GÌ KHI GẶP PHẢI TÌNH TRẠNG TRỄ KINH KÉO DÀI?
Đối với những chị em vốn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng, nếu bỗng dưng bị trễ kinh cần thực hiện những việc sau:
Nếu bị trễ kinh sau khi quan hệ tình dục không sử dụng phương pháp tránh thai, chị em nên sử dụng que thử thai hoặc đến ngay cơ sở y tế làm xét nghiệm kiểm tra bản thân có mang thai hay không. Trường hợp trễ kinh do mang thai, bác sĩ sẽ có tư vấn và hướng dẫn chị em cách chăm sóc và theo dõi thai kỳ tốt nhất.
Trường hợp trễ kinh nhưng không có thai, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm kiểm tra nhằm tìm nguyên nhân. Nếu trễ kinh do vấn đề sức khỏe hoặc bệnh phụ khoa gây ra, bác sĩ sẽ tư vấn chị em hướng điều trị phù hợp và hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị tình trạng trễ kinh mang lại hiệu quả:
Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tình trạng trễ kinh hiệu quả
- ✩ Thông thường, với những trường hợp bị trễ kinh do rối loạn kinh nguyệt do căng thẳng, stress, tác dụng phụ của thuốc thì bác sĩ sẽ cho dùng thuốc điều hòa nội tiết tố để giúp kinh nguyệt trở lại bình thường.
- ✩ Trường hợp trễ kinh do mắc bệnh viêm âm đạo, viêm tử cung ở giai đoạn nhẹ thì bác sĩ sẽ cho dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm để loại bỏ tác nhân gây viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng và phục hồi vùng tổn thương.
- ✩ Những chị em bị trễ kinh được xác định nguyên nhân do u xơ tử cung thì bác sĩ sẽ dựa theo kích thước khối u để kê thuốc uống đặc trị là teo hoặc dùng đến tiểu phẫu loại bỏ khối u xơ ra khỏi tử cung.
- ✩ Ngoài dùng thuốc, nếu tình trạng bệnh của chị em nặng hơn sẽ được áp dụng các phương pháp tiên tiến, mang lại độ hiệu quả cao như: Dao Leep, Oxygen (O3), ozon khử trùng âm đạo…
PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG TRỄ KINH BẰNG CÁCH NÀO?
Một số cách giúp hạn chế tình trạng trễ kinh mà chị em có thể tham khảo là:
Cần xây dựng lối sống khoa học nhằm hạn chế tình trạng trễ kinh
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Lựa chọn bộ môn thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe, tập luyện với cường độ phù hợp, không nên tập quá sức.
Cố gắng cân bằng công việc và thời gian nghỉ ngơi, tạo điều kiện cho cơ thể trong trạng thái thoải mái, vui tươi, lạc quan là cách ổn định nội tiết tố trong cơ thể.
Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để được chăm sóc sức khỏe tổng thể nói chung, sức khỏe sinh sản nữ giới nói riêng tốt nhất, phát hiện sớm những vấn đề bất thường để có hướng xử trí và can thiệp kịp thời.
Hy vọng thông qua bài viết chị em đã có câu trả lời cho thắc mắc trễ kinh là gì? nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, chị em có thể liên hệ nhấp vào BẢNG TƯ VẤN dưới đây để được các chuyên gia sản phụ khoa hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn!