Đi Cầu Ra Máu: Tưởng Không Nguy Mà Nguy Không Tưởng
20-07-23
Đi cầu ra máu là một trong những biểu hiện của nhiều căn bệnh hậu môn nguy hiểm như: bệnh trĩ, polyp hậu môn, nứt kẽ hậu môn… Tuy nhiên không ít người cho rằng đây là triệu chứng bình thường, có thể do đường tiêu hoá, táo bón gây ra và lơ là thăm khám dẫn tới nhiều biến chứng trong đó nguy hiểm nhất là ung thư hậu môn – trực tràng.
Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Đi Cầu Ra Máu
Đi cầu ra máu là hiện tượng khi đi đại tiện trong phân có lẫn máu, có thể máu chảy thành giọt, tia hoặc dính vào trong phân hoặc trên giấy vệ sinh. Lượng máu có thể nhiều hoặc ít biểu hiện tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Trên thực tế, không ít người cho rằng đây là triệu chứng bình thường, có thể do đường tiêu hoá, táo bón gây ra mà không biết rằng, đi cầu ra máu là dấu hiệu tiềm ẩn của rất nhiều căn bệnh hậu môn nguy hiểm khác.
Đi cầu ra máu do táo bón
Đi cầu ra mái do táo bón là một triệu chứng thường gặp, không nguy hiểm nhưng nếu để lâu không khắc phục sẽ dẫn tới bệnh trĩ, nứt hậu môn hoặc các bệnh lý khác tại trực tràng- hậu môn. Táo bón thường xuất hiện khi bệnh nhân uống không đủ nước,ăn nhiều đồ khó tiêu, nhịn tiêu trong thời gian dài.
Nguyên nhân đi ngoài ra máu ở táo bón là do khi bị táo bón phân sẽ vón cục lớn, khô cứng, khi đi ngoài phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, làm ống hậu môn bị sưng đỏ, phù nề thậm chí rách kẽ hậu môn và đại tiện ra máu tươi thường lẫn vào phân.
Đi cầu ra máu do bị trĩ
Đi cầu ra máu là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh trĩ. Bệnh xảy ra khi các tĩnh mạch và mạch máu ở vùng hậu môn và trực tràng bị sưng, phình to vì giãn hoặc kích ứng. Bệnh được chia thành 3 dạng: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Những người có thói quen ngồi lâu trong nhà vệ sinh, táo bón mạn tính, phụ nữ có thai,… là những đối tượng dễ mắc trĩ.
Biểu hiện của bệnh trĩ bao gồm:
Đi ngoài ra máu, thường máu đỏ tươi
Có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn
Thường xuyên bị kích thích hoặc ngứa hậu môn
Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn
Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh trĩ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như hoại tử hậu môn, tắc nghẹt búi trĩ,..
Đi cầu ra máu do nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng ở niêm mạc hậu môn có vết rách gây đau đớn cho bệnh nhân mỗi khi đi đại tiện. Các vết nứt thường do đi ngoài phân lớn và cứng, bệnh nhân cố rặn phân ra ngoài khiến vết rách bị tổn thương. Tình trạng này khiến bệnh nhân có cảm giác đau, đi cầu ra máu, máu đỏ tươi dính trong phân hoặc giấy vệ sinh.
Đi cầu ra máu do Polyp hậu môn
Triệu chứng đi cầu ra máu còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân có polyp trực tràng. Polyp tại hậu môn là những khối u hơi nhô lên hoặc có cuống và xuất hiện trên lớp lót bên trong ống hậu môn
Khi các triệu chứng xảy ra, chúng có thể bao gồm: đi ngoài phân có máu tươi phủ ngoài mặt phân, phân có khuôn và không trộn lẫn với máu. Kèm theo đau buốt vùng hậu môn, thiếu máu hoặc sụt cân
Đi cầu ra máu do ung thư đại trực tràng
Trong một số ít trường hợp, phân có máu có thể là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng.
Nhìn chung ung thư trực tràng ở giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng nên thường khó phát hiện. Nếu có, các dấu hiệu thường là:
Thay đổi thói quen đi cầu (đi tiêu) như tiêu chảy, táo bón, phân dẹt kéo dài trong nhiều ngày; đau quặn bụng
Đi ngoài phân có máu đỏ tươi, nâu sẫm hoặc đen trong phân, đồ lót hoặc giấy vệ sinh
Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, sụt cân
Ngoài ra cũng có những nguyên nhân khác gây đi cầu ra máu, bao gồm: viêm đại tràng, mụn cóc hậu môn, giãn mạch máu bất thường trong đường tiêu hóa…
Biểu Hiện Thường Gặp Khi Đi Cầu Ra Máu
Biểu hiện của đi cầu ra máu thường rất đa dạng. Đôi khi chúng ta có thể nhìn thấy trên khăn giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân sau khi đi đại tiện dưới dạng máu đỏ tươi. Tuy nhiên với lượng máu ít thì chỉ có thể được phát hiện bằng xét nghiệm kiểm tra máu ẩn trong phân.
Bên cạnh đó nên chú ý thêm các triệu chứng gợi ý nguyên nhân và mức độ của tình trạng đi cầu ra máu:
Hậu môn ngứa ngáy, đau rát khó chịu.
Cảm giác đau nóng hay đau xé bụng khi đi cầu.
Sốt, sụt cân, hay đổ mồ hôi đêm – thường là biểu hiện bệnh lý ác tính.
Tiêu chảy hoặc muốn đi cầu nhưng không đi được.
Phân có màu sắc lạ, màu đen hoặc đỏ bầm.
Thay đổi số lần đi cầu trong ngày hay tính chất phân thay đổi (lỏng hơn hay đặc hơn).
Đi cầu ra máu kéo dài hoặc bị tái đi tái lại.
Người bệnh đi đi cầu ra máu nếu để tình trạng này cứ kéo dài ngày này qua tháng nọ, sẽ có nguy cơ đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng sau đây:
• Thiếu máu nghiêm trọng do hiện tượng xuất huyết kéo dài khiến cơ thể xanh xao, suy nhược ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hằng ngày.
• Gây nhiễm trùng tại vùng da xung quanh hậu môn và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hoặc nam khoa.
• Nguy hiểm hơn là biến chứng sang ung thư hậu môn – ung thư trực tràng, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Điều Trị Đi Cầu Ra Máu Như Thế Nào An Toàn – Hiệu Quả - Tiết Kiệm?
Khi nghi ngờ, thấy có triệu chứng đi nặng ra máu bạn cần thăm khám bác sĩ, chuyên gia tiêu hóa về hậu môn trực tràng. Sau khi thăm khám chẩn đoán các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Tùy từng nguyên nhân gây đại tiện ra máu mà các bác sĩ sẽ có phương pháp khác nhau.
Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc bôi hậu môn, thuốc đường uống được chỉ định đối với trường hợp đi cầu ra máu do nứt kẽ hậu môn nhẹ, bị trĩ ngoại giai đoạn 1 hoặc chảy máu hậu môn do bị táo bón.
Điều trị ngoại khoa: Các phương pháp can thiệp ngoại khoa hiện đại như HCPT&PPH dựa trên nguyên lý xâm lấn tối thiểu vào bên trong hậu môn và nhẹ nhàng loại bỏ các khối u bên trong ống hậu môn một cách hiệu quả, nhanh chóng, đồng thời khâu niêm mạc kéo lên tạo hình lại hậu môn phía ngoài như bình thường. Phương pháp này không làm ảnh hưởng đến các vùng lân cận, không gây cảm giác bỏng rát như các phương pháp đốt thông thường.
Khuyến cáo: Cần tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi liều dùng, phương pháp điều trị của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc chữa hậu môn bị chảy máu, hậu môn đau rát, để tránh các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý thực hiện theo lời khuyên của các chuyên gia như:
Vệ sinh sạch sẽ hậu môn để tránh viêm nhiễm vùng niêm mạc hậu môn trực tràng.
Hạn chế ngồi lâu, đứng nhiều, phải chăm chỉ vận động nhẹ nhàng.
Ăn những thức ăn làm phân mềm như rau xanh, dưa chuột, táo, chuối tiêu, đu đủ...
Không dùng các thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu và những thức ăn dễ gây tiêu lỏng.
Uống nhiều nước (ít nhất 2 lít/ngày).
Giữ tâm trạng thoải mái, tránh cáu giận để tránh làm niêm mạc ruột co bóp, máu không lưu thông.
Hy vọng với những thông tin trên, bệnh nhân có thể tham khảo và hiểu rõ hơn về tình trạng đi cầu ra máu. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ trung tâm sư vấn sức khoẻ trực tuyến qua Hotline (0274) 3685 999 để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.